04/052016 15:44 pm
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau.
- Đối với các nguồn nước mặt, thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao.
- Đối với nguồn nước ngầm, hàm lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép.
Ngày nay, phần lớn các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng. Nhìn chung, quá trình xử lý nước cấp chủ yếu xử dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp cơ học: gồm các công trình như hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc…
- Biện pháp hóa học: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, sử dụng chất oxy hóa mạnh, sử dụng clo để khử trùng…
- Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.
Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp. Sự kết hợp các biện pháp xử lý với nhau phải theo một quy trình, một công nghệ thích hợp với các công đoạn xử lý. Mỗi công đoạn được thực hiện bằng các công trình đơn vị khác nhau với các chức năng và cấu tạo khác nhau.
Công nghệ xử lý nước mặt:
Hình 1. Quy trình xử lý nước mặt
- Nước từ ao hồ sông suối sẽ được bơm vào bể lắng 1 qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, nhằm đảm bào cho hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Bể lắng 1 sẽ giữ cho lưu lượng nước và nồng độ luôn ở mức ổn định.
- Tiếp theo nước được bơm qua bể keo tụ tạo bông để cung cấp hóa chất và kết tủa các cặn lơ lửng, các cặn này sẽ được lắng xuống đáy tại bể lắng 2.
- Cặn hóa bùn sẽ được hút ra bể chứa bùn và được xử lý định kỳ.
- Nước ở bể lắng 2 sẽ chảy qua bể lọc để loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng trong nước.
- Sau đó nước chảy qua bể chứa để khử các vi sinh vật có hại và làm sạch nước trước khi đưa vào sử dụng.
Công nghệ xử lý nước ngầm:
Hình 2. Quy trình xử lý nước ngầm
- Nước từ các giếng thu gom về trạm xử lý qua trạm bơm và tuyến ống.
- Tại đây nước được dưa vào các tháp oxy hóa tải trọng cao nhằm tiếp nhận oxy, giải phóng CO2 , bổ sung chất kiềm hóa để thúc đẩy quá trình chuyển hóa Ion Fe2+ thành Fe3+ kết tủa.
- Quá trình thủy hóa sắt được diễn ra trong bể tiếp xúc. Tại đây, một phần cặn sắt được giữ lại.
- Nước tiếp tục được đưa ra qua bể lọc cát trọng lực để giữ lại phần cặn sắt còn lại.
- Sau đó, nước được bổ sung Clo hoạt tính để khử trùng trước khi đưa vào bể chứa nước sạch và bơm vào mạng phân phối.
Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm
Thiết bị thường sử dụng:
Hình 3. Phao dây báo mức nước trong bể (Nivelco)
Hình 4. Cảm biến siêu âm đo mức nước trong bể (Nivelco)
Hình 5. Thiết bị đo pH (Nivelco)
Ngày nay, những vấn nạn về ô nhiễm môi trường như khói bụi, khí thải và ...
Xem chi tiết