CẢM BIẾN RADAR MicroTREK
Model | HHV–415–8 |
Type | High temperature transmitter |
Process Connection | 1 1/2" BSP thread |
Probe Length | Mono cable, Ø 4 mm, 1.4401, 15m length |
Material | SS316 probe, Paint coated aluminium housing |
Output / Approval | 4-20 mA + HART / Ex ia |
Accuracy | ± 0.05 % of the probe length |
Ingress Protection | IP67 |
Local Indicator | No |
Process Temperature |
-30°C ~ +200°C |
Process Pressure | Max 40 bar |
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
- Thiết kế tinh tế, kiểu dáng gọn gàng.
- Độ chính xác rất cao.
- Sử dụng được với nhiều loại chất lỏng, từ chất lỏng tĩnh đến chất lỏng có xoáy, nhấp nhô do máy khuấy hoặc phản ứng hóa học mạnh.
- Dùng được cho hydrocacbon, dung môi và hóa chất.
- Đo được mức và thể tích.
- Cho kết quả chính xác dù trong những điều kiện khó nhất.
LÝ DO MUA HÀNG
- Giá cả cạnh tranh.
- Mua cảm biến điện dung MicroTREK ngay hôm nay để được nhận nhiều khuyến mãi từ công ty. Để được tư vấn nhanh, hãy gọi đến số (84-8) 38102129.
- Dịch vụ giao hàng trên toàn quốc.
- Tư vấn kỹ thuật nhiệt tình, tận tâm.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Nguyên lý hoạt động của MicroTREK là dựa vào nguyên lý sóng radar (sóng điện từ). Cảm biến sẽ phát ra một chùm sóng tới dọc theo đầu đo, dựa vào thời gian sóng radar thực hiện một vòng từ cảm biến đến bề mặt chất lỏng và phản xạ lại về cảm biến để tính toán được mức chất lỏng trong bồn chứa. Cảm biến điện tử thông minh này có khả năng nhận biết những sóng hợp lệ phản xạ lại từ bề mặt chất chất lỏng để đo đạc một cách chính xác nhất.
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG THIẾT BỊ
- Đối với sóng điện từ, không lắp thiết bị trong môi trường có từ trường mạnh.
- Radar ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, áp suất trong giới hạn cho phép, hoặc sự hiện diện của hơi, không khí chuyển động trong vùng thu phát sóng radar.
- Không được để mực chất lỏng lên quá gần thiết bị sẽ dẫn đến sai số cho phép đo.
- Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào thiết bị.
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG KHÍ HÓA DẦU VIỆT NAM
Địa chỉ: 89/249 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú
Điện thoại: (84-8) 38102129 - Fax: (84-8)3813 4680
Email: sales@khdengineering.com - Website: www.khdengineering.com
Hotline: 0908 507 021 / 0909 951 237
Thiết bị có khối lượng trong khoảng 3kg và 12kg. Dùng cả hai tay để nhấc thiết bị cẩn thận bằng cách giữ phần housing. Nếu cần thiết, sử dụng thiết bị để nhấc.
***Lưu ý: Không được nhấc thiết bị bằng phần đầu đo vì đó là bộ phận quan trọng. Xin nhẹ tay.
Hình 1. Cách nâng thiết bị
Tránh va đập: Tránh va đập mạnh, chấn động mạnh, tác động mạnh đến thiết bị.
***Lưu ý: Các phần điện tử của thiết bị rất dễ vỡ.
Hình 2. Tránh va đập mạnh
Tránh việc thiết bị bị uốn cong (đặc biệt là single rob và coaxial probes). Cần hỗ trợ chẳng hạn bệ đỡ để tránh uốn cong thiết bị.
Hình 3. Tránh thiết bị bị uốn cong
Tránh gấp khúc và làm tưa phần dây.
Tránh cuộn phần dây với đường kính nhỏ hơn 400mm hoặc 16”. Việc phần dây bị gấp khúc hoặc bị tưa có thể dẫn tới lỗi khi đo lường.
Hình 4. Cuộn thiết bị với đường kính tối thiểu 400mm
Nhiệt độ bảo quản trong khoảng -40oC đến 80oC.
Hình 5. Nhiệt độ bảo quản thiết bị
GIÁ ĐỠ THIẾT BỊ
Kết nối ren: Cách tiết kiệm nhất để gắn thiết bị lên tank là sử dụng kết nối ren với kích thước theo chuẩn kết nối của từng model.
Hình 6. Kết nối ren
Chiều cao của giá đỡ: Không nên sử dụng giá đỡ có chiều cao lớn hơn đường kính của nó, đặc biệt là với Single probes và khi môi chất dạng bột.
Hình 7. Chiều cao của giá đỡ
Chiều cao giá đỡ: ***Lưu ý không sử dụng giá đỡ kéo dài vào phía trong tank. Điều này có thể ảnh hưởng đến xung phát ra.
Hình 8. Không dùng giá đỡ kéo dài vào phía trong ống
Lắp đặt 2 thiết bị: Nếu sử dụng 2 thiết bị trong cùng một tank, 2 thiết bị này nên được lắp ở khoảng cách ít nhất 2m hoặc 6,5 ft. Nếu không thể đáp ứng được khoảng cách trên, sự nhiễu từ từ các trường điện từ (EM) tạo ra bởi hai thiết bị có thể gây ra các sai số khi đo lường.
***Lưu ý: không áp dụng cho thiết bị Coaxial Probes vì lớp vỏ bên ngoài của đầu đo bao bọc quanh trường điện từ: không cần khoảng cách tối thiểu.
Hình 9. Khoảng cách tối thiểu giữa hai thiết bị gắn trên cùng 1 tank
Ống nhập liệu: ***Lưu ý không đặt giá đỡ gần ống nhập liệu. Việc rót trực tiếp môi chất chạm vào đầu đo có thể làm sai số đo. Gắn tấm chắn nếu không thể thay đổi khoảng cách giữa giá đỡ và ống nhập liệu.
Hình 10. Không nên để giá đỡ gần ống nhập liệu
Stilling wells: Trong trường hợp sử dụng tank mái nổi dùng cho hóa dầu, có thể sử dụng stilling well.
Hình 11. Cách dùng stilling well trong hóa dầu
ĐẦU ĐO
***Lưu ý: Không bẻ cong đầu đo. Giữ thiết bị cao ít nhất 1m trên phần cửa gắn vào để tránh đầu đo bị cong.
Hình 12. Tránh bẻ cong đầu đo
Đầu đo phải được giữ thẳng khi đã gắn vào tank. Giữ đầu đo xa khỏi các vật cản khác như cánh khuấy để tránh sự vướng víu. Để giữ cho thiết bị hoạt động tốt, nên tránh phần đầu đo chạm đáy tank.
Hình 13. Giữ cho đầu đo thẳng
Sử dụng mái che nếu thiết bị phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tránh lắp gần những vật cản trong tank có thể ảnh hưởng tới trường điện từ của đầu đo. Tránh các vật cản nhô ra trong tank như ống gia nhiệt, dầm hoặc phần trợ lực cho thành tank,… Nếu như không thể loại bỏ các vật cản đó, giải pháp thay thể là sử dụng ống thông nhau và đặt thiết bị trong ống đó.
Hình 14. Tránh lắp thiết bị gần vật cản
Bảng 1. Khoảng cách tối thiểu từ đầu đo đến vật cản
Hình 15. Trường điện từ xung quanh đầu đo, tùy theo loại đầu đo
LẮP ĐẶT CHO CHẤT LỎNG
Cố định đầu đo vào đáy tank: Những đầu đo quá linh động có thể được cố định vào đáy tank bằng kẹp, tăng đơ hoặc thiết bị cố định tương tự.
Cắt ngắn phần dây: Nếu có nhu cầu, phần dây có thể được cắt ngắn, nhưng chỉ áp dụng cho môi chất là chất lỏng.
Hình 16. Cắt ngắn phần dây của thiết bị
LẮP ĐẶT CHO CHẤT RẮN
Không để đầu đo chạm thành của giá đỡ [1].
Hình 17. Không để đầu đo chạm giá đỡ
Đối với tank có đáy hình nón: Chúng tôi khuyến cáo rằng không nên cố định đầu đo để tránh ảnh hưởng của lực kéo đến phần dây của thiết bị [2]. Nên lắp đặt ở trị trí ½ bán kính tank và với phần chiều cao của giá đỡ tối thiều vì như vậy sẽ giảm sự ảnh hưởng của lực uốn và lực kéo trong suốt quá trình tháo sản phẩm ra [3].
Hình 18. Cách lắp thiết bị để hạn chế lực kéo và uốn
Nếu như chất lỏng đo hoặc bọt của nó chạm vào phần anten, hoặc đó là chất lỏng dễ bay hơi và có thể ngưng tụ lại trên bề mặt cảm biến, điều này có thể làm sai số phép đo.
KẾT NỐI ĐIỆN
Thiết bị đo điện tử MicroTrek 2 dây có và không có chứng chỉ Ex được bảo vệ khỏi việc phóng điện lên đến 4kV. Trách nhiệm của khách hàng là phải tránh hiện tượng phóng điện xung quanh tank, sản phẩm và trong quá trình lắp đặt đầu đo. Cần nối đất đầu vào sản phẩm và thành tank. Trước khi chạm vào đầu đo, cần dùng thiết bị cách điện kéo đầu đo ra khỏi thành tank rồi mới chạm vào để tránh bị giật..
Hình 19. Nối đất để tránh hiện tượng phóng điện.
Trong môi trường không có nguy hại
Trong môi trường nguy hại