KHD VIETNAM ENGINEERING

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG KHÍ HÓA DẦU VIỆT NAM

Cảm biến siêu âm EchoTREK
Mã số : GV1-00019
Danh mục : Giải pháp đo mức (level transmitter)
Giá : Call
Model : SGF–390–6
Process Connection : 1 1/2" BSP thread
Range : 0.2~4 m
Material : Plastic, PBT, glass fibre reinforced / PTFE
Output / Approval : 4-20 mA / Ex
Accuracy : ± (0.2% of measured distance + 0.05% of range)
Ingress Protection : IP67
Local Indicator : Yes
Process Temperature : -30°C ~ +90°C
Lượt xem : 1257
Ngày cập nhật : 22/08/2016
Số lượng :
    
 

 

CẢM BIẾN SIÊU ÂM EchoTREK

 

Model SGF–390–6
Process Connection 1 1/2" BSP thread
Range 0.2~4 m
Material Plastic, PBT, glass fibre reinforced / PTFE
Output / Approval 4-20 mA / Ex
Accuracy ± (0.2% of measured distance + 0.05% of range)
Ingress Protection IP67
Local Indicator Yes
Process Temperature -30°C ~ +90°C

 

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

  • - Thiết kế đơn giản.

  • - Độ chính xác cao.

  • - Sử dụng được với nhiều loại chất lỏng, kể cả chất lỏng nguy hại.

  • - Dùng được cho hydrocacbon, dung môi và hóa chất.

  • - Đo được mức, thể tích và lưu lượng.

  • - Cho kết quả chính xác dù trong những điều kiện khó nhất.

 

LÝ DO MUA HÀNG

- Mua cảm biến siêu âm EchoTREK ngay hôm nay để được nhận nhiều khuyến mãi từ công ty. Để được tư vấn nhanh, hãy gọi đến số (84-8) 38102129.

- Dịch vụ giao hàng trên toàn quốc.

- Tư vấn kỹ thuật nhiệt tình, tận tâm.

 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

     Nguyên lý hoạt động của EchoTREK là dựa vào nguyên lý sóng siêu âm. Cảm biến sẽ phát ra một chùm sóng tới, dựa vào thời gian sóng siêu âm thực hiện một vòng từ cảm biến đến bề mặt chất lỏng và phản xạ lại về cảm biến để tính toán được mức chất lỏng trong bồn chứa. Cảm biến điện tử thông minh này có khả năng nhận biết những sóng hợp lệ phản xạ lại từ bề mặt chất chất lỏng để đo đạc một cách chính xác nhất.

  •  

  • ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG THIẾT BỊ

  • - Không lắp đặt thiết bị trong môi trường chân không vì sóng siêu âm không thể truyền đi trong môi trường chân không.

  • - Không được để mực chất lỏng lên quá gần thiết bị sẽ dẫn đến sai số cho phép đo.

  • - Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào thiết bị. 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG KHÍ HÓA DẦU VIỆT NAM

        

                                                        

 

 

Địa chỉ: 89/249 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

Điện thoại: (84-8) 38102129 - Fax: (84-8)3813 4680

Email: sales@khdengineering.com - Website: www.khdengineering.com

Hotline: 0908 507 021 / 0909 951 237

 

SỬ DỤNG CHO CHẤT LỎNG

 

 

VỊ TRÍ

Vị trí lý tưởng để lắp đặt thiết bị là ở khoảng giữa 1/2 bán kính và 2/3 đường kính của tank hoặc silo (hình trụ).

 

BỀ MẶT CHẤT LỎNG DAO ĐỘNG

Việc xuất hiện sóng, xoáy hoặc rung động mạnh trên bề mặt chất lỏng có thể có ảnh hưởng không tốt đến tính chính xác của kết quả đo và dãy đo tối đa. Để tránh những ảnh hưởng xấu trên, vị trí lắp đặt nên tránh những nguồn gây nhiễu càng xa càng tốt.

Hình 1. Vị trí lắp đặt thiết bị

 

GÓC NGHIÊNG CỦA CẢM BIẾN

Thiết bị nên được lắp song song với bề mặt chất lỏng trong khoảng góc nghiêng không quá ± 2-3o.

Hình 2. Góc nghiêng của thiết bị

 

NHIỆT ĐỘ

Để tránh nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến thiết bị cần bảo vệ thiết bị tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.

Hình 3. Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp

 

VẬT CẢN

Trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị, cần chắc chắn rằng không có bất kì vật cản nào (ống làm lạnh, nhiệt kế…) xuất hiện trong vùng phát sóng của thiết bị.

Hình 4. Không để vật cản xuất hiện trên đường truyền của sóng

 

TẠO BỌT

 

Việc nhập liệu, khuấy trộn hoặc bất kì hoạt động nào trong tank cũng có thể tạo bọt trên bề mặt của chất lỏng, điều này có thể ảnh hưởng đến tín hiệu phản xạ. Nếu có thể, chọn vị trí ít bọt nhất để lắp thiết bị hoặc sử dụng stilling-well.

 

HƠI NƯỚC

 

Nếu như chất lỏng đo hoặc bọt của nó chạm vào phần anten, hoặc đó là chất lỏng dễ bay hơi và có thể ngưng tụ lại trên bề mặt cảm biến, điều này có thể làm sai số phép đo.

 

GIÓ

Gió mạnh cũng có thể làm ảnh hưởng tới sóng siêu âm. Nên lựa chọn thiết bị có tần số thấp (40, 20 kHz) hoặc sử sụng stilling-well để hạn chế ảnh hưởng của giớ tới sóng siêu âm.

 

STAND-OFF

Cấu trúc của stand-off phải vững chắc và phần bên trong nơi sóng siêu âm phát ra phải được bo tròn.

Mỗi model có 1 góc phát tối thiểu riêng, dựa vào đó để tính được vùng phát sóng D.

Hình 5. Ví dụ tính vùng phát sóng D theo góc phát là 5o

Dựa vào D tính ra để so với Dmin là đường kính của giá đỡ. D phải nhỏ hơn Dmin. Bản bên dưới là bảng Dmin đối với từng model theo chiều cao của giá đỡ.

Hình 6. Model S-39, S-38, S-37

Hình 7. Model S-36, S-34

[*]: Tham khảo ý kiến của nhà phân phối

Hình 8. Model S_S-36, S_S-34, S_S-32

Đối với model S-32 với transducer bằng nhựa thì khồn được lắp đặt chung với giá đỡ vì phần bề mặt transducer phải nhô vào trong tank.

Hình 9. Model S-32

 

 

KẾT NỐI ĐIỆN

Yêu cầu cơ bản cho thiết bị là tín hiệu dạng 4…20mA và nguồn điện 230V AC.

Để nối đất thiết bị, có thể sử dụng phần cổng nối đất ở bên ngoài vỏ thiết bị, hoặc nếu sử dụng kết nối 3 dây, thì dây thứ 3 sẽ kết nối với cổng nối đất ở bên trong thiết bị.

Lắp đặt 3 dây có cả version 24V DC bằng cách nối cổng 1 và cổng 6 với nhau.Trong trường hợp này thì không được cách điện.Thiết bị có thể bị hư hại bởi việc phóng điện từ các cổng nối dây điện, vì vậy cần áp dụng các biện pháp thông thường để bảo vệ thiết bị khỏi sự ảnh hưởng của việc phóng điện.

Hình 10. Kết nối điện cho thiết bị